Sự đa dạng của chiến lược tiếp thị Chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị có thể khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm nội tại riêng biệt của doanh nghiệp.Tuy nhiên có một số cách chính để phân loại các loại hình chiến lược chính được liệt kê như sau:

Chiến lược tiếp thị dựa trên sự thống lĩnh về thị trường - theo như chiến lược này thì doanh nghiệp được phân loại dựa trên thị phần chiếm giữ hoặc tính độc quyền trong một nền công nghiệp.Thông thường thì có bốn kiểu chiến lược thống lĩnh thị trường:

  • Chiến lược người thống lĩnh (Leader).
  • Chiến lược người thách thức (challenger).
  • Chiến lược người theo dõi (follower).
  • Chiến lược người bé nhỏ (nicher).

Theo như cuốn sách "Marketing Strategy: From the Origin of the Concept to the Development of a Conceptual Framework" (Chiến lược tiếp thị: từ nguồn gốc của khái niệm cho đến sự phát triển của một khuôn khổ mang tính khái niệm) của tác giả Eric Shaw (2012) thì có một khuôn khổ riêng của các chiến lược tiếp thị.

  • Chiến lược giới thiệu thị trường

"Khi mới bắt đầu gia nhập thị trường, các nhà hoạch định chiến lược tiếp thị có hai nguyên tắc cơ bản để tuân theo: thâm nhập hoặc thu nhỏ quy mô" (trang 47)

  • Chiến lược tăng trưởng thị trường

"Trong giai đoạn sơ khai của chiến lược tăng trưởng thị trường, nhà quản trị marketing có thể lựa chọn chiến lược bổ sung: bành trường phân khúc thị trường (Smith, Ansoff) hoặc bành trướng thương hiệu (Borden, Ansoff, Kerin and Peterson, 1978)" (48).

  • Chiến lược phát triển theo vòng đời của thị trường

"Theo vòng đời của một thị trường, doanh số bán ra tăng trưởng chậm, ổn định dần và bắt đầu suy giảm.Trong những giai đoàn đầu của vòng đời thị trường, doanh nghiệp thông thường thực thi một chính sách ổn định (BCG) - doanh nghiệp duy trì một chiến lược marketing hỗn hợp ổn định" (trang 48)

  • Chiến lược suy thoái thị trường

Ở một vài thời điểm, sự suy thoái trong doanh số bán hàng tiến lại gần và bắt đầu vượt chi phí.Chi phí ở đây không chỉ bao gồm các chi phí kế toán mà còn bao gồm các chi phí ẩn; theo như Philip Kotler (1965, trang 109) quan sát: "Không có báo cáo kế toán tài chính nào có thể bao gồm được các chi phí ẩn".Ở một vài thời điểm, với việc sụt giảm doanh số bán hàng và gia tăng chi phí, một chiến lược gặt hái có thể sẽ không còn phù hợp mà phải sang chiến lược từ bỏ. (trang 49)